10 loại thực phẩm không tốt cho bệnh tiểu đường

Nếu không được kiểm soát kịp thời, tiểu đường sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, thận, mù lòa và các biến chứng khác. Những người bị mắc bệnh này phải đặc biệt chú trọng tới chế độ ăn uống, một số thực phẩm dưới đây khi ăn sẽ làm tăng lượng đường trong máu đồng thời làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.

1. Đồ uống có đường

Các loại nước ngọt

Đồ uống có đường là sự lựa chọn tồi tệ cho những người mắc tiểu đường. Chúng chứa rất nhiều đường fructoso – chất có liên quan chặt chẽ đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho rằng tiêu thụ nhiều đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh khác.

Hơn nữa, lượng đường fructose cao có thể dẫn đến những thay đổi trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy việc tăng mỡ bụng, mức cholesterol và triglyceride có hại.

Để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, hãy uống các loại nước và trà không nguyên chất.

2. Chất béo chuyển hóa

Bơ thực vật

Chất béo chuyển hóa nhân tạo rất không tốt cho sức khỏe. Chúng được tạo ra bằng cách thêm hydro và các axit béo không bão hòa để ổn định hơn. Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong bơ thực vật, bơ đậu phộng và nhiều thực phẩm đông lạnh. Bên cạnh đó, các loại bánh quy, bánh nướng xốp và nhiều loại bánh nướng khác cũng được thêm vào để kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Mặc dù chất béo chuyển hóa không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu, nhưng chúng có liên quan đến việc tăng chứng viêm, kháng insulin và mỡ bụng, cũng như giảm mức cholesterol HDL (tốt) và suy giảm chức năng động mạch.

3. Bánh mì trắng, cơm và mì ống

Cơm trắng

Bánh mì trắng, cơm và mì ống là những thực phẩm có hàm lượng carb cao và ít chất xơ. Sự kết hợp này dẫn đến lượng đường trong máu cao, do carb khi vào trong cơ thể sẽ bị phân hủy thành glucose và được hấp thụ vào máu. Một nghiên cứu khác cho thấy thực phẩm nhiều carb không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn làm giảm chức năng não và suy giảm trí óc ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

4. Sữa chua vị trái cây

Sữa chua vị trái cây

Sữa chua có thể là một lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, sữa chua có vị lại khác. Những loại này thường được làm từ sữa không béo hoặc ít béo, chứa nhiều tinh bột và đường. Nhiều người coi sữa chua là nguồn thay thế lành mạnh cho kem, tuy nhiên các loại sữa chua vị trái cây có thể chứa nhiều đường hơn kem.

Thay vì chọn sữa chua có lượng đường cao có thể gây tăng lượng đường trong máu và insulin của bạn, hãy chọn loại nguyên chất, không chứa đường giúp kiểm soát sự thèm ăn, cân nặng và tăng lợi ích cho sức khỏe đường ruột.

5. Ngũ cốc ăn sáng

Hạt ngũ cốc

Ăn ngũ cốc là một trong những cách tồi tệ nhất để bắt đầu ngày mới nếu bạn bị tiểu đường. Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa rất nhiều carbs và ít protein – một chất dinh dưỡng giúp bạn cảm thấy no và có mức đường huyết ổn định.

Vì vậy, để giữ lượng đường trong máu và kiểm soát cơn đói, hãy bỏ qua các loại ngũ cốc và thay vào đó là bữa sáng ít carbs dựa trên protein.

6. Cà phê

Cà phê có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cà phê thường được thêm rất nhiều kem, đường, chất béo để tăng hương vị. Vì vậy, nó không còn giữ được nhiều đặc tính tốt. Thay vào đó, cà phê chế biến thường có rất nhiều carbs gây tăng lượng đường trong máu và có khả năng dẫn đến tăng cân.

7. Mật ong

Mật ong

Những người mắc bệnh tiểu đường thường cố gắng giảm thiểu tiêu thụ đường trắng, cũng như các món ăn vặt như kẹo, bánh quy và bánh ngọt.

Tuy nhiên, các dạng đường khác cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến như đường nâu và mật ong. Chúng chứa nhiều carbs tương đương với đường trắng, vì vậy có tác hại đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Tốt nhất hãy tránh tất cả các dạng đường và thay vào đó là sử dụng các chất làm ngọt tự nhiên.

8. Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô

Trái cây là một nguồn tuyệt vời của một số vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm cả vitamin C và kali. Tuy nhiên, trái cây sấy khô lại gây mất nước và lượng đường cô đặc vào khiến chúng có chứa lượng carbs cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây tươi.

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy hạn chế ăn các loại trái cây sấy khô mà thay vào đó nên ăn trái cây tươi, chúng sẽ cung cấp nhiều lợi ích mà vẫn giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định.

9. Nước hoa quả

Nước ép hoa quả

Mặc dù nước ép trái cây thường được coi là một loại nước giải khát lành mạnh, nhưng tác động của nó đối với lượng đường trong máu cũng tương tự như nước sô-đa và các loại đồ uống có đường khác.

Nước ép hoa quả chứa rất nhiều đường fructose và không có chất xơ. Fructose thúc đẩy việc kháng insulin, từ đó gây béo phì và bệnh tim. Một giải pháp cho những người thích uống nước hoa quả là chanh – Loại quả này chứa ít carbs và hầu như không có calo.

10. Khoai tây chiên

Khoai tây chiên

Khoai tây chiên là một món ăn phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng, món ăn này bạn nên tránh xa, đặc biệt đối với những người bị tiểu đường.

Bản thân khoai tây có hàm lượng carbs tương đối cao. Một củ khoai tây trung bình chứa 34,8 gam carbs, và chỉ có 2,4 gam chất xơ, điều này khiến tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Đặc biệt, khi chiên trong dầu, chúng sinh ra một lượng lớn các hợp chất độc hại, chẳng hạn như các sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs) và andehit. Các hợp chất này có khả năng thúc đẩy viêm và tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký để nhận thông tin mới nhất

Tham gia với hơn 6000 + người đăng ký khác để có thể nhận những thông tin mới nhất cũng như các giảm giá đặc quyền dành cho các bạn

Địa chỉ

50/48 đường 59, P. 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Liên hệ

0971344470

[email protected]

Tư vấn mẫu đầm

Moshi là chuỗi cung ứng về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và các dịch vụ tiện ích xung quanh các sản phẩm đó

Chấp nhận thanh toán :

© 2023 – Bản quyền thuộc về Moshi

X
Add to cart