Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì thực sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe và có được tinh thần thoải mái, tự tin.Không nên quá bỏ qua những gì ông bà xưa đã đúc kết bằng kinh nghiệm sống và tích lũy vốn sống từ người đi trước.Nhưng cũng đừng tin một cách máy móc.Dưới đây là những điều cần lưu ý cho phụ nữ sau sinh.
Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị nhiễm bệnh. Đóng cửa không ra ngoài, hạn chế mọi cơ hội tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút… ở những nơi công cộng, như thế có lợi cho việc phòng tránh bệnh tật của sản phụ.
Thời gian kiêng cữ sau sinh bao nhiêu là phù hợp?
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần ở cữ khoảng 3 tháng (hoặc dài hơn). Trong thời gian này, người phụ nữ phải ở trong phòng kín, hạn chế tiếp xúc với mọi người, tránh làm việc hoặc tắm rửa.
Nhưng theo các bác sĩ, phụ nữ sau sinh nên kiêng cữ khoảng 1 tháng. Trong thời gian này, mẹ cần tuân thủ một số điều về dinh dưỡng, sinh hoạt để cơ thể phục hồi tốt, cung cấp đủ sữa cho trẻ sơ sinh. Ngoài sự cố gắng của bản thân, người chồng và gia đình cũng là tác nhân quan trọng giúp mẹ bầu sau sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Những kiêng cữ sau sinh mà bạn nên chú ý
Không nên kiêng tắm sau khi sinh con
Phụ nữ sau khi sinh rất dễ ra mồ hôi, đặc biệt là khi ngủ và khi tỉnh dậy thường nhễ nhại mồ hôi, ướt sũng cả quần áo trong. Do tuyến mồ hôi tiết ra quá nhiều, rất dễ làm bẩn da, thêm vào đó là sức đề kháng sau khi sinh yếu, các vi khuẩn bám trên da rất dễ sinh sôi nảy nở, xâm nhập vào da, dẫn đến bệnh viêm da. Vì vậy, sản phụ nên thường xuyên tắm rửa và lau người, đảm bảo da được sạch sẽ.
Sau một tuần sinh nở, miệng trong của cổ tử cung mới khôi phục lại trạng thái trước khi mang thai. Và để khôi phục hoàn toàn cổ tử cung thường phải cần tới khoảng 4 tuần.Khi sinh, nếu bộ phận sinh dục bị tổn thương thì sản phụ nên đợi một tuần thì bắt đầu tắm gội, nếu không sẽ gây viêm nhiễm lên trên.
Sản phụ nên lưu ý, không nên tắm vào lúc đói, tránh hiện tượng giảm đường trong máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt… Thời gian tắm không nên quá dài, mỗi lần tắm khoảng 5-10 phút là đủ.Nên tắm bằng dưới vòi hoa sen hoặc dùng gáo dội.Nhiệt độ trong phòng khoảng 20 độ C là thích hợp.Nhiệt độ nước tắm khoảng 34 đến 36 độ C là tốt nhất.Nếu có điều kiện, sau khi tắm nên dùng nước khử trùng không có tính kích thích để khử trùng bên ngoài bộ phận sinh dục.Sau khi tắm xong, lau khô người thật nhanh, mặc quần áo để tránh bị nhiễm lạnh.
Những sản phụ sinh nở không thuận lợi, ra máu quá nhiều thể chất lúc bình thường tương đối yếu thì không nên tắm sớm nhưng cũng nên lau người thường xuyên.
Không nên quan hệ chăn gối quá sớm
Sau khi sinh, biến đổi sinh lí ở cơ thể người mẹ khá lớn, nhất là sự biến đổi và tổn thương của cơ quan sinh dục sau khi mang thai và sinh nở cần phải trải qua một khoảng thời gian mới có thể hồi phục bình thường. Khi những cơ quan này chưa được hồi phục, tuyệt đối cấm quan hệ vợ chồng, chỉ sau khi chúng trở lại bình thường mới có thể sinh hoạt tình dục. Đối với đẻ thường, do toàn bộ cơ thể và tử cung từng bước phục hồi trạng thái trước khi mang thai, cần khoảng 6 đến 8 tuần, vì vậy trong thời kỳ sau đẻ không nên quan hệ tình dục.
Kiêng sinh hoạt tình dục trong khoảng thời gian 8 tuần sau khi sinh, ngoài ra cần phải xem xét tình trạng hồi phục thể lực của sản phụ và khí hư đã hết hẳn hay chưa.Nếu thấy sức khỏe chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì vẫn nên kiêng sinh hoạt tình dục, không được quá nóng vội.Chỉ nên quan hệ tình dục sau khi sản phụ đã hoàn toàn khỏe mạnh và bộ phận đã trở lại trạng thái bình thường.
Nếu sau khi đẻ âm hộ phải bị khâu và cổ tử cung hoặc trong thời kỳ sau khi đẻ có triệu chứng viêm nhiễm, sốt, ra máu, các bộ phận của bộ máy sinh dục như tử cung, âm đạo, âm hộ phục hồi tương đối chậm thì nên kiêng quan hệ tình dục.
Nói chung, sản phụ phải dùng phoocxep và phải khâu thì nên đợi vết thương kín miệng, lành sẹo, khoảng 70 ngày sau khi sinh mới khôi phục quan hệ tình dục. Đối với những người đẻ mổ, tốt nhất sau 3 tháng mới nên quan hệ tình dục.Còn những người bị ốm, viêm nhiễm trong tử cung thì nên đợi sau khi lành bệnh, nguyên khí dồi dào mới nên quan hệ tình dục.
Không nên ăn loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu
Cơ thể sản phụ bị tiêu hao nhiều năng lượng, nằm nghỉ ngơi nhiều, lại phải cho con bú, lúc này các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua, cay không dễ tiêu hóa, cũng dễ bị táo bón hoặc ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa gây ra các bệnh mẩn ngứa, tiêu chảy cho trẻ. Thói quen cho sản phụ uống đường đỏ, trứng gà, canh gà hầm, canh cá, cháo kê…đều rất tốt.Nếu dùng kèm một lượng rau, quả thích hợp, như thế càng có lợi cho việc phục hồi sức khỏe cho sản phụ và cho con bú.
Không nên bó bụng sau khi sinh
Một số sản phụ sau khi sinh con, liền quần chặt từ hông đến bụng, đến cúi lưng cũng rất khó khăn. Khi có thể xuống giường đi lại, liền thay ngay bằng quần bó sát thân, hi vọng làm như vậy có thể khiến hình thể trở lại ngày xưa.
Trong điều kiện bình thường, các cơ quan sinh sản trong hõm xương chậu của phụ nữ được các dây chằng và các cơ quan hỗ trợ ở đáy chậu giữ chúng ở vị trí bình thường. Trong thời kì mang thai, cùng với sự phát triển của thai nhi, các hệ thống trong cơ thể mẹ đều nảy sinh hàng loạt những thay đổi mang tính thích nghi. Hệ thống cơ quan sinh sản có sự thay đổi nhiều nhất, nhất là tử cung, thể tích và trọng lượng của nó lần lượt tăng khoảng 18 và 20 lần so với trước khi mang thai, các dây chằng cố định ở tử cung tương ứng cũng mềm và kéo dài ra.
Sau khi sinh, tử cung bắt đầu hồi phục, trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống vào xương chậu, nhưng phải cần 6 tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do kéo dài quá mức trong thời kỳ mang thai nên có phần lỏng lẻo so với lúc trước khi mang thai. Tổ chức hỗ trợ âm đạo và đáy chậu do phải căng ra quá mức khi sinh nở và bị tổn thương, khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu, bị ảnh hưởng do tử cung phình to khi mang thai, thành bụng sau khi sinh rất lỏng lẻo, khoảng 6-8 tuần mới có thể dần hồi phục.
Tình hình trên cho thấy, bó bụng trong thời kì sau khi sinh thông thường, không những không trợ giúp cho trạng thái khôi phục khẩn trương thành bụng, ngược lại làm tăng sức ép ở bụng, và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản, dẫn đến tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra.
Do vị trí cơ quan sinh sản thay đổi, khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phụ kiện, hội chứng tụ máu trong khoang chậu…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.
Hạn chế xem tivi và máy tính
Thông thường sau quá trình vượt cạn cơ thể của phụ nữ rất mệt mỏi, chính vì thế cần được tuyệt đối được nghỉ ngơi, không nên xem tivi hay nghe nhạc, đọc báo, nghe điện thoại quá sớm…
Một khi cơ thể chưa được phục hồi thì việc xem tivi hay đọc báo quá sớm có thể gây hại cho thị giác, khiến mắt nhức, mỏi, giảm sút thị lực… điều này nó sẽ tác động đến hệ thần kinh, không tốt cho sức khỏe sản phụ trong lúc này.
Những việc cần làm ngay sau sinh
Ngủ đủ giấc, uống đủ nước
Ngủ đủ giấc giúp giảm stress, căng thẳng, tinh thần thoải mái, cơ thể phục hồi nhanh làm cho lượng sữa nhiều hơn. Mẹ sau sinh nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, tranh thủ thời gian em bé ngủ để được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 8 – 10 cốc nước (tương đương với 2-2.5l). Ngoài nước lọc, nước khoáng, mẹ có thể uống thêm nước trái cây, sữa… sẽ giúp quá trình trao đổi chất thuận lợi, cơ thể mẹ khỏe mạnh, có đủ sữa cho con bú và hạn chế việc táo bón. Nên uống nước thường xuyên, không nên để khát mới uống.
Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ
Vết rạch tầng sinh môn và vết mổ của mẹ sau sinh đều có cách chăm sóc riêng. Cụ thể:
- Giảm đau vết rạch tầng sinh môn bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngồi trong chậu nước ấm. Mẹ sau sinh nên ngồi trên gối mềm, tránh ngồi trên bề mặt cứng. Nếu quá đau và tiểu tiện khó khăn, mẹ có thể dội nước ấm lên vết rạch để tiểu tiện dễ dàng. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng túi đá chườm lên vết thương giúp giảm sưng, đau. Vệ sinh xong thì phải lau khô ngay và lau từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hoặc tai biến.
- Nếu sinh mổ thì không nên làm các hoạt động mạnh và đột ngột để vết mổ không bị rách hay bong chỉ. Thay băng và vệ sinh vết mổ hằng ngày. Nếu có dấu hiệu sưng, mưng mủ cần báo ngay với bác sĩ.
Chăm sóc đầu ti
Chăm sóc đầu ti khá quan trọng, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe an toàn của cả mẹ và bé. Mẹ sau sinh nên dùng khăn sữa sạch, mềm lau sạch đầu ti sau khi cho con bú. Thay áo ngực bầu hàng ngày. Tắm rửa nhẹ nhàng (có thể dùng sữa tắm theo hướng dẫn của bác sĩ).
Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng
Có rất nhiều cách đơn giản giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn, tránh stress, trầm cảm sau sinh.
- Trò chuyện, tâm sự với chồng, người thân, bạn bè về những điều thú vị hay những khó khăn mà bản thân gặp phải để không cảm thấy cô đơn, được yêu thương. Đồng thời, chia sẻ với chồng và người thân việc chăm con và công việc nhà hoặc thuê người giúp việc…
- Vận động nhẹ nhàng, đọc sách, nghe nhạc để vừa khỏe, vừa có thêm tri thức mà tâm hồn được thoải mái.
- Khi bé ngủ, hãy tranh thủ chợp mắt để được nghỉ ngơi, thư giãn.
- Xông hơi, tắm vòi sen, ngâm chân để cơ thể được thư giãn.
> 9 bài tập giảm cân sau sinh dành cho bà mẹ bỉm sữa
Nên đánh răng
Sản phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng hơn người bình thường. Do sản phụ có số lần ăn uống nhiều, khả năng thức ăn thừa lưu lại ở mặt răng và khe răng rất lớn, mà viêm nhiễm vùng miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt sản hậu, vì vậy, nhiều sản phụ không đánh răng trong tháng đầu tiên sau khi sinh là không đúng. Sản phụ nên đánh răng vào buổi sáng trước khi đi ngủ. Đánh răng, súc miệng sau khi ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Nên tránh gió sau khi sinh
Khi tiết trời không nóng nực quá, sản phụ khi ở cữ thường mặc quần áo dài tay, dùng khăn quấn đầu, không có chuyện gì thì không nên ra ngoài. Đây là điều rất thiết yếu. Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị nhiễm bệnh.
Đóng cửa không ra ngoài, hạn chế mọi cơ hội tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút ở những nơi công cộng, như thế có lợi cho việc phòng tránh bệnh tật của sản phụ. Nhưng tránh gió cũng nên thích đáng, phòng của sản phụ mới không được để gió lùa, không khí lưu thông vừa phải, đảm bảo giữ được bầu không khí trong lành mới là điều quan trọng nhất.
Luôn giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ
Giữ gìn bộ phận sinh dục được sạch sẽ có thể phòng tránh viêm nhiễm.Điều này vô cùng quan trọng đối với sản phụ.Sản phụ ra mồ hôi nhiều, bộ phận sinh dục lại tiết ra khí hư vì vậy cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ.Sau khi đại, tiểu tiện cần dùng giấy sạch lau từ trước ra sau, trong vòng 4 tuần sau khi sinh, không được tắm bồn. Có thể dùng nước sạch hoặc thuốc sát trùng để rửa bộ phận sinh dục ngoài, mỗi ngày 2 đến 3 lần. Băng vệ sinh phải thay thường xuyên, luôn giữ cho bộ phận sinh dục khô ráo, sạch sẽ.
Nếu phát hiện vết thương ở bộ phận sinh dục có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng tấy, đau đớn…cần kịp thời đến bác sĩ để xử lý, đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp để chữa trị. Quần lót nên thay thường xuyên, quần áo mặc nên vừa vặn, mềm mại.Khi sinh nở vào mùa hè, càng cần phải xóa bỏ quan niệm cũ, cần mở cửa cho thoáng gió, giảm nhiệt độ chống nóng bức.Vết khâu trước khi tháo chỉ nên giữ gìn sạch sẽ, sau khi đại tiểu tiện chớ nên khử trùng.
Người mẹ nên cho bé bú ngay sau khi sinh
Vì khi này người mẹ có sữa non rất giàu đạm và kháng thể tốt cho trẻ sơ sinh. Sữa non hay còn gọi tên thông dụng là sữa đầu hay còn được gọi là thức ăn đầu tiên của sự sống (tên khoa học gọi là Colostrum) là một loại sữa mẹ đặc biệt, một dạng vật chất có màu vàng, đặc dính, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con và xuất hiện ở hai ngày đầu sau khi sinh con.
Một số lợi ích cụ thể của sữa non là : Có hàm lượng cao các protein bao gồm cả các yếu tố tăng trưởng có lợi (IgF), axit béo chuỗi dài không bão hòa đa, carbohydrates, Vitamin A, Vitamin K và các kháng thể. Có hàm lượng chất béo thấp, do đó trẻ có thể dễ dàng hấp thụ.Sữa non cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong một thể tích dung dịch thấp rất có ích với trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa vẫn đang trong quá trình hình thành. Tác dụng nhuận tràng, mặc dù nhẹ, vẫn giúp hỗ trợ cho các em bé dễ thải hết phân su.
> [Review] 5 ghế ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Loại bilirubin dư thừa bị xóa bỏ góp phần giúp ngăn ngừa bệnh vàng da.Ngăn không cho đường ruột của trẻ sơ sinh bị thấm, vì nó giúp niêm kín các lỗ, tạo ra rào cản với đường tiêu hóa chống lại các chất lạ và nhạy cảm bên ngoài được người mẹ hấp thụ. Sữa non có các loại kháng thể immunoglobulin IgA, igD, IgE, IgG, và IgM giúp chống lại việc bị nhiễm trùng, giúp chủng ngừa khỏi các bệnh mãn tính do sự hiện diện của các phân tử được gọi là các yếu tố chuyển giao. Lượng lớn giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh, vi rút và vi khuẩn. Sữa non có tác dụng như thuốc kháng sinh nhưng lại không có tác dụng phụ, có thể được coi là một loại vắc xin tự nhiên tuyệt đối an toàn.
Tập trung vào chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh
Thực đơn cho mẹ trong thời gian này thường là các món ăn gọi sữa về, món dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, giúp cơ thể nhanh hồi phục, lấy lại vóc dáng. Kết hợp đồng thời với các lưu ý cơ bản như:
- Không ăn mặn, thức ăn khô, lạnh, lên men. Thay vào đó, mẹ sau sinh nên ăn đồ ăn chín, uống đủ nước đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tốt cho sữa mẹ.
- Không nên kiêng khem quá mức vì sẽ làm cơ thể bị suy nhược, là giảm chất lượng sữa và dễ bị bệnh.
- Tránh ăn các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều muối, đường, chất bảo quản nên không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Rượu, thức uống có cồn, cafein, thuốc lá nên tránh vì có thể gây ra bệnh huyết áp cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thông qua nguồn sữa, gây trằn trọc, khó ngủ cho bé.
- Tránh các loại thực phẩm dễ gây mùi cho sữa hoặc dễ tạo khí gas như chocolate, quế, tỏi, ớt, hành tây, súp lơ xanh, súp lơ trắng… khiến bé bỏ bú.
- Tránh ăn hải sản, nhất là loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vì nó có thể gây dị ứng, nhiễm khuẩn. Mẹ có thể ăn tôm, cua, cá, mực nhưng chỉ nên ăn thịt trắng của tôm, cua và bỏ rạch. Với cá thu, cá hồi, chỉ nên ăn 2 bữa/tuần.
- Tránh ăn thức ăn nhanh chứa chất béo trans-fat không tốt cho sức khỏe, bánh, kẹo chứa nhiều đường cũng nên hạn chế vì ăn nhiều sẽ khiến bé gặp vấn đề về tiêu hóa, đi phân sệt, lười bú
- Những chú đặc biệt về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ:
- Không ăn gì trong vòng 6 tiếng: Nếu ăn vào sẽ rất khó tiêu, bị đầy hơi, táo bón, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi, khó hồi phục.
- Nếu gây tê trong quá trình mổ: Ăn cháo loãng, có thể ăn cơm nếu thấy tiêu hóa tốt.
- Nếu gây mê trong quá trình mổ: Khi chưa trung tiện được, nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng. Khi đã trung tiện được, mẹ có thể ăn đặc nhưng không nên uống sữa ngay vì nó có thể khiến mẹ bị tiêu chảy.
Nói chung, mẹ sau sinh nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thức ăn như đạm đường, chất sắt, rau quả nấu chín… không nên kiêng khem quá mức mà chỉ cần chú ý những điều lưu ý ở trên.
Đặc biệt, mẹ nên chú trọng bổ sung thức ăn giàu chất đạm, canxi và ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước giúp nguồn sữa dồi dào, không bị táo bón.
Sau khi sinh, mẹ không nên ăn uống qua loa, thiếu chất
Đừng quên chăm sóc làn da và vóc dáng
Sau sinh, sản phụ cần chú trọng chăm sóc làn da với vóc dáng. Để da đẹp, dáng xinh, mẹ có thể đến những trung tâm dịch vụ chăm sóc sau sinh hoặc áp dụng các phương pháp sau tại nhà:
- Đối với làn da: Sau khi sinh xong 10 ngày, mẹ bắt đầu thoa nghệ tươi được hạ thổ trong vòng 01 tháng. Sau đó thoa cao bí đao và mặt nạ hồng hoa với nghệ và dầu oliu, mật ong và dầu dừa.
- Đối với bụng: Thì mình nằm muối gừng và ngải cứu
- Đối với sản dịch bên trong: mẹ nên uống thêm tinh nghệ và mật ong
Những bí quyết giúp hạn chế mệt mỏi sau sinh
Tình trạng mệt mỏi sau sinh là điều khó tránh khỏi, song bạn có thể hạn chế điều đó bằng những cách sau:
- Hãy tranh thủ chợp mắt khi bé ngủ. Việc này giúp bạn có cơ hội được nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian dài mang thai vất vả.
- Mỗi ngày, hãy dành chút thời gian để vận động nhẹ nhàng, thư giãn bằng việc đọc sách hay nghe nhạc.
- Tắm vòi sen với nước ấm giúp cơ thể được thư giãn.
- Mỗi ngày nên dành chút thời gian nói chuyện với chồng, chia sẻ với anh ấy những điều thú vị hay những khó khăn mà bạn gặp phải trong thời gian ở cữ sau sinh.
- Dành thời gian chơi với em bé, việc này giúp bạn giảm stress mà tình cảm mẹ con cũng gắn bó hơn.
- Trò chuyện với người thân, bạn bè để không cảm thấy cô đơn khi đang trong thời gian ở cữ sau sinh.
Bạn nên đi khám khi nào?
Trong thời gian ở cữ sau khi sinh, bạn nên đến bệnh viện khám nếu có một trong các triệu chứng sau:
- Sốt 38°C hoặc cao hơn
- Sản dịch ra nhiều một cách bất thường, bạn phải thay băng vệ sinh sau mỗi giờ. Sản dịch có chứa các cục máu đông
- Đau đầu dữ dội hoặc thị lực thay đổi, có ảo giác
- Vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn sưng đỏ, chảy mủ
- Bạn bị đau, sưng ở chân
- Bạn bị viêm vú hoặc quầng vú, núm vú nứt, chảy máu
- Dịch âm đạo có mùi khó chịu
- Tiểu buốt, tiểu són hoặc không thể kiểm soát tình trạng tiểu tiện
- Âm đạo bị đau
- Bụng đau nhiều
- Ho, đau ngực, buồn nôn hoặc nôn
- Có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, có ý nghĩ tự sát hoặc bất kỳ ý nghĩ nào có nguy cơ làm hại đến em bé.
Không kiêng cữ tốt sau sinh có thể dẫn tới hậu quả gì?
Theo các chuyên khoa sản khoa, nếu không kiêng cữ tốt sau sinh, mẹ rất dễ mắc các bệnh hậu sản. Triệu chứng thường thấy là mẹ dễ bị đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay đau đầu, dễ đau nhức xương khớp, sức khỏe giảm sút, tâm trạng bất ổn.
Đặc biệt phần phụ của phụ nữ sau sinh cần ít nhất 4 – 6 tuần để phục hồi. Nếu quan hệ tình dục sớm sẽ dễ gây tổn thương phần phụ, chảy máu, nhiễm trùng.
Những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ không còn phải băn khoăn “Phụ nữ sau sinh nên làm gì?”. Hãy áp dụng đúng cách để nhanh lấy lại sức khỏe dẻo dai cũng như sắc đẹp, vóc dáng vốn có nhé!