Ngày càng nhiều người bị béo phì. Đây không còn là vấn nạn của riêng các nước giàu. Nhiều quốc gia đang phát triển như Việt Nam cũng đang xem béo phì là vấn đề đáng báo động.
Hai từ “béo phì” trở thành nỗi ám ảnh với cả trẻ em và người lớn, cả nữ lẫn nam. Nhận thức đúng đắn về nguyên nhân, tác hại của béo phì có thể làm thay đổi hành vi để phòng tránh cũng như thay đổi cân nặng ở người béo phì. Để giảm béo được chúng ta cần phải biết nguyên nhân của nó. Và moshi xin chia sẻ một chút với quý độc giả về dĩnh dưỡng và năng lượng
Tại sao cơ thể chúng ta lại hoạt động và lớn lên mỗi ngày ?
Cơ thể chúng ta được nuôi dưỡng và phát triển ( lớn lên ) nhờ vào các chất dinh dưỡng mà chúng ta ăn uống + với nguồn oxy mà chúng ta hít thở hàng ngày. Chúng ta quy định thức ăn + oxy tạo ra calo ( năng lượng ). và lượng calo này là X
Tiếp theo mọi hoạt động của chúng ta bao gồm vận động , sinh hoạt, suy nghĩ … sẽ đều tiêu tốn một lượng calo. Kể cả khi bạn ngủ nội tạng của chúng ta vẫn làm việc ( tim vẫn đập, phổi vẫn thở. dạ dày đại tràng vẫn co bóp) đồng nghĩa là khi ngủ chúng ta vẫn tiêu hao ( đốt ) calo . Và chúng ta coi lượng calo này là Y
Vậy vì sao mình béo phì?
Chúng ta bị béo hay mắc bệnh béo phì là do cơ thể chúng ta tích mỡ thừa ( Các bạn cần phân biệt rõ là tích nước và mỡ. Tích mỡ mới bị béo còn tích nước là sẽ bị phù. Cơ thể tích nước là do cơ quan bài tiết không đào thải ra ngoài như tuyến mồ hôi, thận, bàng quan …)
Rồi giờ ai cũng hiểu bị béo là do mình bị tích mỡ. Vậy mỡ đó sinh ra từ đâu. Mỡ đó chính là calo dư thừa. Khi calo nạp vào nhiều hơn calo tiêu thụ ( X>Y) . Cơ thể chúng ta rất vi diệu. Khi thừa nó sẽ cất dự trữ để đến khi thiếu nó lại lấy dùng. Điều này lý giải việc con người có thể nhịn ăn trong nhiều ngày mà tim , phổi, cơ thể vẫn hoạt động mà chúng ta chỉ bị gầy đi. Đó là cơ thể chúng ta khi không có calo nạp vào nó lại lấy mỡ biến thành calo hay năng lượng cho cơ thể hoạt động
Chốt lại: “Chúng ta bị béo là vì chúng ta không tiêu thụ hết lượng calo nạp vào cơ thể ”
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên béo phì:
1. Ít vận động
Ngồi một chỗ, ít vận động được xem là tình trạng chung của nhiều nhân viên văn phòng hiện nay. Một nghiên cứu cho thấy, những người ngồi liên tục hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ tăng cân, béo phì lên đến 125% do ứ đọng, tích tụ mỡ, nhất là vùng eo, bụng. Không chỉ vậy, họ còn có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác như các vấn đề tim mạch.
2. Ăn uống không đúng cách
Một tế bào mỡ có thể tăng lớn lên gấp 20 lần kích thước ban đầu. Việc tế bào mỡ tăng kích thước lý giải tại sao một người có trọng lượng 50-70kg nhưng khi “phát phì” có thể lên tới hơn 100kg và thậm chí là 200-400kg. Điều này giải thích cớ chế tích trữ năng lượng của cơ thể rất tuyệt vời. Bạn có ăn bao nhiêu thì nó vẫn chuyển hóa và tích trữ được
Chính vì vậy nếu bạn ăn uống không đúng cách, ăn vặt khi chưa đói , ăn thỏa mãn cái miệng vì ẩm thực thì muôn hình muôn vẻ món nào cũng ngon, ăn nốt đi không đổ đi lại phí tiền cả đấy. Bạn không nghĩ là vô tình mình đã nạp gấp nhiều lần lượng calo mình tiêu thụ. Vì vậy cơ thể mình béo là đương nhiên rồi
3. Di truyền
Di truyền góp phần rất lớn gây ra béo phì. Con cái của phụ nữ béo phì có có khả năng bị béo phì nhiều hơn so với con của cha mẹ gầy.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu chiều cao, cân nặng của 100.000 trẻ và bố mẹ của trẻ ở Anh, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Tây Ban Nha và Mexico. Kết quả cho thấy, BMI di truyền qua các thế hệ có 20% từ mẹ và 20% từ bố.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, ảnh hưởng từ bố mẹ lên chỉ số BMI ít nhất ở những trẻ gầy, và nhiều nhất là ở trẻ béo phì. Ở trẻ gầy nhất, BMI có 10% từ mẹ và 10% từ bố. Ở trẻ em béo phì, BMI di truyền từ bố hoặc mẹ gần 30%.
Nói thế không có nghĩa là béo phì hoàn toàn được định trước bởi vì gen của chúng ta không phải cố định như các bạn nghĩ. Các tín hiệu chúng ta gửi đến cho gen có thể có ảnh hưởng lớn lên thứ mà gen biểu hiện hoặc không biểu hiện ra ngoài.
Những người thuộc tầng lớp xã hội phi công nghiệp nhanh chóng trở nên béo phì khi họ bắt đầu ăn chế độ ăn kiểu phương Tây. Gen của họ không thay đổi, thứ thay đổi là môi trường và các tín hiệu mà họ truyền đến gen của mình.
4. Yếu tố tâm lý:
-
Thiếu ngủ:
Đó là các vấn đề ăn uống quá mức, những người biếng ăn nhưng lại ăn nhiều về đêm đi kèm với mất ngủ, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn giữa lượng thức ăn đưa vào cơ thể và năng lượng tiêu hao trong quá trình hoạt động, gây ra tích tụ mỡ và tăng trọng lượng cơ thể.
Có khoảng 60 – 65% lượng calo bị đốt cháy trong khi ngủ, 35- 40% lượng calo còn lại bị đốt cháy khi bạn tỉnh táo. Do đó, nếu ngủ ít, cơ thể bạn có thể đốt cháy ít calo hơn so với những người ngủ đủ giấc. Lượng calo bị đốt cháy ít có thể là nguyên nhân khiến bạn tăng cân.
-
Căng thẳng:
Trong số những lý do kỳ lạ dẫn đến tăng cân, căng thẳng cũng là một lý do không thể bỏ qua. Tâm trạng căng thẳng trực tiếp làm chậm sự trao đổi chất của bạn và góp phần tích tụ chất béo, nhất là chất béo ở vùng bụng. Nếu bạn không thể quản lý tâm trạng của mình dẫn đến căng thẳng, bạn cũng có nguy cơ ăn quá nhiều. Và điều này cũng góp phần khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Chưa kể có những trường hợp căng thẳng quá lại muốn ăn nhiều, có cảm giác thèm ăn…
5. Các loại thuốc
Một số loại thuốc khi dùng cũng có thể có tác dụng phụ là ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể bạn, ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc trị tiểu đường… Các loại thuốc này có thể tác động đến nội tiết trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn và gây rối loạn trong ăn uống, dẫn đến tăng cân. Nếu bạn nhận thấy rằng trọng lượng của bạn đang tăng lên sau khi dùng các loại thuốc này, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra biện pháp điều trị thay thế.
Đối với các loại thuốc đặc trị các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, bạn cần uống theo chỉ định của bác sĩ và có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để lấy lại vóc dáng.
6. Chậm tiêu hóa
Thực phẩm bị mắc kẹt trong hệ thống tiêu hóa của bạn trong thời gian dài cũng là một trong những lý do kỳ lạ khiến bạn tăng cân, đặc biệt là khi bạn đang bị táo bón. Khi bị táo bón, quá trình tiêu hóa bị chậm lại, các chất thải tích tụ lại trong ruột khiến cho hoạt động trao đổi chất diễn ra chậm hơn, gan phải vất vả hơn khi xử lý hàng trăm loại độc tố nên không kịp đảm bảo chức năng chuyển hóa chất béo, đẩy nhanh quá trình tích lũy mỡ thừa trong cơ thể và dẫn đến tăng cân.
7. Một số loại hormon
-
Insulin:
Insulin là một hoóc-môn rất quan trọng điều chỉnh việc tích lũy năng lượng và những vấn đề khác.
Một trong những chức năng của insulin là nói cho các tế bào mỡ biết phải tích trữ chất béo và giữ chặt lượng chất béo mà chúng vốn đã mang theo.
Chế độ ăn phương Tây gây ra chứng kháng insulin ở nhiều người. Điều này làm tăng lượng insulin trên khắp cơ thể, cẩn thận lựa chọn một phần năng lượng đem đi tích trữ trong các tế bào mỡ thay vì được đem ra sử dụng.
Cách tốt nhất để giảm lượng insulin là giảm lượng cacbon hydrat, điều thường dẫn đến giảm lượng calo nạp vào và giảm cân dễ dàng. Cũng không cần phải kiểm soát lượng calo hay khẩu phần ăn.
-
Leptin:
Leptin là hormone được tạo ra chủ yếu bởi các tế bào mỡ giúp điều chỉnh việc dự trữ chất béo bằng cách ức chế cảm giác đói. Như vậy, khi giảm các tế bào mỡ trong cơ thể, qua việc giảm cân, nồng độ leptin cũng trở nên thấp hơn khiến chúng ta luôn cảm thấy đói.
Giáo sư Randy Seeley tại trường đại học Michigan School of Medicine cho biết: “Không may, não bộ cho rằng việc này (việc nồng độ leptin thấp) là do bạn sắp chết đói”. Nên kết quả là bạn sẽ cảm thấy đói hơn, đói thường xuyên hơn, thèm ăn hơn… dẫn đến việc ăn nhiều hơn và tăng cân.
Không chỉ vậy, nồng độ leptin thấp còn khiến cơ thể đốt cháy ít calories hơn bình thường, dẫn đến việc tập tành giảm cân ít có hiệu quả hơn.
8. Đường
Theo tôi thì đường là phần tệ hại nhất trong chế độ kiêng hiện đại.
Lý do đó là khi tiêu thụ quá nhiều đường, nó sẽ biến đổi hooc-môn và cơ chế hóa sinh của cơ thể, góp phần làm tăng cân.
Đường bổ sung có chứa phân nửa là glucose, nửa còn lại là fructose. Chúng ta nhận được glucose từ tất cả các loại thực phẩm, bao gồm tinh bột, nhưng lại nhận được phần lớn fructose từ đường bổ sung.
Tiêu thụ fructose quá mức gây ra kháng insulin và nồng độ insulin tăng lên. Nó có thể gây ra kháng leptin, ít nhất là ở chuột. Nó cũng không tạo cảm giác no giống như glucose.
Tất cả những điều này góp phần tích trữ năng lượng và cuối cùng là gây béo phì.
9. Mất cân bằng nội tiết tố
Nếu tuyến thượng thận và buồng trứng của bạn sản xuất quá nhiều testosterone, sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bạn bị phá vỡ, kết quả là bạn sẽ tăng cân, cùng với triệu chứng khó chịu khác như rối loạn kinh nguyệt, mắc các bệnh phụ khoa, xuất hiện mụn trứng cá… Những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có thể gặp phải nguy cơ tăng cân dần dần.
10. Gặp vấn đề ở tuyến giáp
Tăng cân là một trong những tác dụng phụ của các bệnh lý tuyến giáp. Tuyến giáp chịu trách nhiệm cho sự trao đổi chất, nhiệt độ, quá trình tiết mồ hôi và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Do đó, khi chức năng của tuyến giáp bị suy giảm, nó sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất và khiến bạn gặp khó khăn trong giảm cân.
Vậy nên, nếu bạn đã rất cố gắng mà không thể giảm cân, hãy đi kiểm tra tuyến giáp để biết mình có mắc bệnh liên quan hay không.
Tóm lại, nguyên nhân chính gây nên béo phì là do lượng calo nạp vào cơ thể của mỗi chúng ta cao hơn rất nhiều so với lượng calo mà ta tiêu thụ. Trong đó nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh béo phì là do ăn quá nhiều,ít vận động và rối loạn chuyển hoá và tiết tố. Do đó để phòng ngừa nguy cơ béo phì bạn cần duy trì trọng lượng cơ thể của bạn ở mức cho phép bằng cách cân bằng giữa lượng calo nạp vào qua thức ăn với năng lượng tiêu hao qua các hoạt động thể chất. Bạn nên tìm hiểu về những phương pháp giảm cân phù hợp để phòng ngừa béo phì, bảo vệ sức khỏe bản thân và chất lượng cuộc sống của bạn.