Theo The Times of India, thiếu sắt là tình trạng thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể do hemoglobin giảm. Thiếu hụt sắt có thể dẫn đến mệt mỏi mãn tính, đau ngực, khó thở, chóng mặt, xanh xao,…
Sự thiếu hụt này rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ khi họ bắt đầu hành kinh, khi mang thai hoặc khi họ gần mãn kinh. Các triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng thiếu sắt là mệt mỏi mãn tính, trễ kinh hoặc kinh nguyệt ra nhiều, đau ngực, khó thở, chóng mặt, tay/chân lạnh và xanh xao. Mặc dù hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung trên thị trường, nhưng đây là một số loại thực phẩm sẽ giúp bạn bù đắp lượng sắt thiếu trong chế độ ăn một cách tự nhiên.
1. Đậu mắt đen
Hạt đậu mắt đen rất giàu chất sắt và khẩu phần nhỏ của nó có thể cung cấp cho bạn 26-29% lượng chất sắt mà cơ thể cần. Do đó, bao gồm nó trong chế độ ăn uống của bạn một cách thường xuyên có thể giải quyết vấn đề thiếu sắt một cách hiệu quả.
2. Thịt nội tạng
Gan, thận, não và tim, tất cả các loại thịt nội tạng đều là những nguồn giàu sắt. Gan là nguồn cung cấp sắt đặc biệt dồi dào và một khẩu phần nhỏ gan bò có thể cung cấp 36% lượng sắt cần thiết trong một ngày.
3. Đường thốt nốt
Đường thốt nốt là nguồn cung cấp đường thực vật tuyệt vời cho cơ thể. Bao gồm một phần nhỏ đường thốt nốt trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể giúp giảm thiểu sự thiếu hụt rất nhiều.
Mặc dù một khẩu phần đường thốt nốt là đủ để đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày của bạn, nhưng việc thay thế đường trắng thông thường bằng đường thốt nốt có thể giúp bổ sung thêm chất sắt vào chế độ ăn uống và cũng là một sự thay thế lành mạnh.
4. Rau bina (rau chân vịt)
Rau bina thực sự có tác dụng tuyệt vời đối với cơ bắp và sức khỏe tổng thể. Nó chứa một lượng sắt cao và tiêu thụ nó như một chế phẩm rau hai lần một tuần hoặc ăn nó ở các dạng khác có thể chứng minh là một nguồn cung cấp sắt tốt, theo The Times of India.