Đi ngoài có bọt ở trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

Đi ngoài ra bọt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, dễ bị tổn thương. Hiểu đúng về vấn đề trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt sẽ giúp cha mẹ chủ động và yên tâm hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho thiên thần nhỏ của mình.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Mỗi trẻ sơ sinh có số lần đi ngoài khác nhau tùy theo chế độ dinh dưỡng. Thông thường các bé bú mẹ đi ngoài 5-6 lần một ngày, phân có màu vàng hoa cải, mềm và có mùi chua. Đối với bé bú sữa công thức, số lần đi ngoài có thể ít hơn, khoảng 1-3 lần một ngày, phân sẽ có màu xanh hoặc vàng nâu, cứng và nặng mùi hơn.

Tiêu chảy sủi bọt là tình trạng bé đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có bọt tăm.

Nếu bị tiêu chảy sủi bọt, con sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày, thường từ 3 lần trở nên. Phân của bé sẽ lỏng, trong phân có chất nhầy, sủi bọt li ti. Phân ban đầu lợn cợn, rồi chuyển dần sang nhiều nước có lẫn bọt.

Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con vì vậy mẹ cần theo dõi và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt. Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này

Hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện

Chức năng tiêu hóa và tiết niệu của trẻ sơ sinh còn non nớt, vì vậy dễ dẫn đến tình trạng đi ngoài có nhiều bọt, “xì xoẹt” nhiều lần trong ngày.

Hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện

Trẻ sơ sinh bị nóng trong người

Phân sủi bọt ở trẻ cho thấy cơ thể của bé không được khỏe mạnh, bình thường như thường ngày, có thể do bé sơ sinh bị nóng trong người. Vì vậy, mẹ nên cho bé sơ sinh uống nước đầy đủ và bổ sung các chất có tính mát. Với những trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn thì mẹ cũng cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình để sữa mẹ được mát lành và chất lượng hơn.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Các vi khuẩn có hại cho đường ruột như như Shigella, Salmonella, Staphylococcus, Campylobacter, E. coli,… cũng có thể khiến cho trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra bọt và kèm theo tiêu chảy. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bé có thể bị chuột rút và sốt. Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt do dị ứng sữa

Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với protein có trong sữa, tình trạng này dẫn đến hiện tượng đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy. Ngoài ra, bé còn có thể gặp phải các triệu chứng sau: đau bụng, đi ngoài có lẫn máu trong phân. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, việc trẻ bị dị ứng sữa còn gây phát ban, sưng họng và khó thở.

Hội chứng kém hấp thu gây đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh

Các bé bị mắc phải hội chứng kém hấp thu các chất dinh dưỡng cũng dễ dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra bọt.

Chế độ ăn uống của người mẹ

Nếu bé còn bú mà mẹ thường xuyên ăn các loại thức ăn nhuận tràng hoặc quá mát cũng có thể khiến cho bé bị đi ngoài sủi bọt.

Biểu hiện của trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài có bọt

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu số lần đi ngoài của các bé sơ sinh dưới 3 lần/ ngày và cân nặng của bé vẫn tăng đều đặn, bình thường thì nhìn chung chưa thể kết luận được là trẻ đã bị tiêu chảy hay không.

Phân của trẻ đã có hiện tượng lỏng hơn, sủi bọt và có nhiều chất nhầy có thể vì đường ruột của trẻ đang bị kích thích do chưa tiêu hoá được hết chất đường có nhiều trong thức ăn hoặc sữa.

Còn đối với những trẻ ăn nhiều, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm trong giai đoạn này. Cũng có thể bạn đã cho trẻ sơ sinh ăn nhiều chất tinh bột, vì thế nên chú ý trong khẩu phần ăn đối với trẻ 5 tháng chỉ nên ăn bổ sung thêm 1 bữa bột lỏng/ ngày với lượng bột chỉ cần pha 2 thìa cà phê trong 200ml nước.

Biểu hiện của việc trẻ bị đi ngoài có bọt hay không còn tùy thuộc vào mức độ trẻ sơ sinh có thể gặp phải các dấu hiệu như: khi ngủ bé sơ sinh hay bị giật mình và mỗi lần như vậy, trẻ đều có những cơn khóc thét, quằn quại, co cứng toàn thân, đỏ bừng và tím mặt,… nếu cơn khóc lóc của trẻ kéo dài liên tục suốt đêm.

Bố mẹ càng dỗ dành và cho bú thì lại càng khóc nhiều, trẻ có thể ngưng thở trong cơn quấy khóc. Những trẻ bị thiếu canxi hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, sau đó là nấc cụt rồi có thể ọc sữa,…

Ở những trường hợp trẻ bị thiếu canxi nặng có thể gây hạ canxi máu, ngưng thở và thở nhanh, gấp, xuất hiện những cơn tăng nhịp tim và tình trạng này có thể gây suy tim.

Trẻ bị đi ngoài có bọt có thể gây ra tình trạng hạ canxi máu

Tiến triển của tình trạng hạ canxi máu: nếu cha mẹ không giải quyết tốt nguyên nhân gây hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh, ngoài những biến chứng như trên thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến xương của trẻ. Từ đó, gây còi xương sớm, thậm chí là biến dạng xương, cong, gù vẹo cột sống.

Xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt?

Đối với những trẻ đang còn bú sữa mẹ, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng bản thân sao cho thật khoa học, hợp lý. Cần lưu ý ăn nhiều rau, củ, quả, chất xơ, sữa chua, uống thêm nước dừa,… để tăng cường lượng khoáng chất và bổ sung các vitamin cần thiết cho bé yêu.

Đồng thời, mẹ cần tránh xa các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng hoặc chứa nhiều dầu mỡ,… vì sẽ không có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Đối với những trẻ bú sữa công thức, bé yêu có thể sẽ bị đi ngoài sủi bọt từ 2 3 ngày khi mới uống một loại sữa mới, bởi vì hệ thống tiêu hóa của trẻ rất yếu nên cần có thời gian thích nghi.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt kéo dài thì mẹ cần thay đổi loại sữa khác và liều lượng pha. Tốt nhất, các mẹ nên chọn các loại sữa không có thành phần lactose để bé yêu dễ tiêu hóa.

Khi trẻ bị tiêu chảy hoặc đi ngoài sủi bọt, điều quan trọng nhất là bố mẹ cần bù đủ nước cho con bằng cách cho con bú thường xuyên hơn, chia thành nhiều lần trong ngày.

Khi trẻ bị tiêu chảy hoặc đi ngoài sủi bọt, cần bù đủ nước cho trẻ

Sau mỗi lần trẻ bị đi ngoài có bọt, cần cho bé uống từ 50100ml oresol. Ngoài thức ăn chính là sữa mẹ và sữa công thức, bố mẹ có thể cho bé uống thêm các dung dịch bù điện giải để đảm bảo giúp bé yêu không bị mất nước nhé.

Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu muốn cho trẻ sơ sinh uống nước.

Trong những trường hợp sau, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để khám:

  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt từ 2 ngày trở lên không khỏi.
  • Trong phân của trẻ có lẫn máu.
  • Bé bị mệt mỏi, thậm chí bỏ ăn uống.
  • Bé bị đi ngoài ra bọt kèm sốt cao.
  • Bé bị khô môi, có dấu hiệu bị mất nước một cách nghiêm trọng.

Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào số lần đi ngoài và các biểu hiện kèm theo của trẻ. Do đó, bố mẹ cần bình tĩnh, tốt nhất là nên đưa bé đi khám bác sĩ, không được tự ý chữa mẹo.

Cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt

Sữa mẹ được coi là nguồn thức ăn tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong thành phần của sữa mẹ có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là chất đề kháng, do đó sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại.

Cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng cường miễn dịch

Sữa mẹ đặc biệt thích hợp cho sự phát triển và giúp cho hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện. Do đó, nên tạo điều kiện cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để phòng chống bệnh tiêu chảy cũng như nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Trẻ được bú sữa mẹ sẽ có tỷ lệ bị bệnh về đường tiêu hóa ít hơn trẻ bú sữa công thức hoặc những trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai người mẹ cũng nên chăm sóc thai sản thật tốt, tạo tiền đề miễn dịch, hạn chế nhiễm khuẩn cho trẻ trong giai đoạn chưa sinh.

Trong suốt thời gian cho con bú, đặc biệt là trong khoảng 1 – 2 tháng đầu, người mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho mình. Bởi lẽ, các thức ăn mà mẹ ăn vào sẽ được chuyển hóa thành sữa. Do đó, người mẹ nên ăn nhiều thức ăn giàu dưỡng chất và lành tính như: thịt nạc, trứng, rau ngót, tôm,… hạn chế các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các thức ăn được chế biến sẵn.

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt quá nhiều khiến trẻ bị mất nước và cơ thể bị mệt mỏi. Bởi lẽ, hệ tiêu hóa của con yêu còn rất non nớt nên cha mẹ cần theo dõi trẻ thật kỹ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời. Đặc biệt, bố mẹ không được tự ý cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nào để điều trị, kể cả men tiêu hóa hay thuốc cầm tiêu chảy nếu chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

Hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài có bọt có thành vấn đề hay không còn phụ thuộc vào số lần đi tiêu và các biểu hiện kèm theo của bé. Nếu quá lo lắng, tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và cách khắc phục đúng chuẩn, tuyệt đối không được tự ý chữa mẹo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký để nhận thông tin mới nhất

Tham gia với hơn 6000 + người đăng ký khác để có thể nhận những thông tin mới nhất cũng như các giảm giá đặc quyền dành cho các bạn

Địa chỉ

50/48 đường 59, P. 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Liên hệ

0971344470

[email protected]

Tư vấn mẫu đầm

Moshi là chuỗi cung ứng về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và các dịch vụ tiện ích xung quanh các sản phẩm đó

Chấp nhận thanh toán :

© 2023 – Bản quyền thuộc về Moshi

X
Add to cart