Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh báo hiệu bệnh lý nguy hiểm

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng xảy ra phổ biến sau khi sinh. Vàng da sinh lý sẽ tự hết dần, nhưng trong một số trường hợp bệnh lý, hiện tượng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Để hiểu biết hơn về hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Vàng da ở trẻ sơ sinh chia làm mấy loại?

Vàng da còn được gọi là hoàng đản, là tình trạng nhiễm sắc tố vàng ở mô da, niêm mạc mắt do lượng Bilirubin trong máu vượt quá 17mmol/l. Nguyên chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do các bệnh lý của gan và hệ thống mật.

Ở trẻ sơ sinh, vàng da được chia làm hai loại sau:

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý ở trẻ

Khi bị vàng da sinh lý, vùng da ở mặt, cổ, lưng của trẻ thường có màu vàng nhạt

Vàng da sinh lý xuất hiện từ 1 – 2 ngày sau sinh và tự hết trong vòng 1 tuần (hoặc 2 tuần đối với trẻ sinh non). Đối với trẻ sinh đủ tháng, hàm lượng bilirubin trong máu không quá 12mg%; còn ở trẻ sinh non không quá 15mg%. Đồng thời, tốc độ tăng bilirubin trong máu luôn dưới 5mg%/24 giờ.

Hồng cầu thai nhi bị vỡ để thay thế hồng cầu trưởng thành. Trong lúc này, chức năng gan của bé chưa hoàn thiện, không thể lọc thải hết Bilirubin ra khỏi máu. Do đó, vàng da sinh lý là do lượng Bilirubin tích tụ trong cơ thể. Khi lượng Bilirubin này tích tụ vượt quá mức sẽ gây vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn nhưng chỉ vàng ở mức độ nhẹ.

Không chỉ vậy, nước tiểu của trẻ cũng trở nên sẫm màu hoặc có màu vàng và phân nhạt màu. Ngoài những triệu chứng trên thì cơ thể trẻ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác ở gan, lách sưng to,… đây đều là những triệu chứng nguy hiểm.

Sau khoảng 2 tuần, hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ hết do gan của bé đã phát triển hơn và đủ sức lọc thải chất có màu vàng này. Vì vậy đây, là hiện tượng bình thường và không gây bất cứ nguy hiểm gì.

Vàng da bệnh lý

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý là do: bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, trẻ bị bệnh gan mật bẩm sinh (teo hoặc giãn đường dẫn mật), bệnh tan máu (do thiếu men G6PD, hồng cầu lưỡi liềm, nhiễm trùng), bị nhiễm virus bào thai, xuất huyết dưới da, hay chậm đi phân su.

Khi trẻ bị vàng da bệnh lý thì các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh. Các mẹ có thể nhận biết được bệnh thông qua các triệu chứng điển hình như:

  • Toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân, kể cả niêm mạc mắt cũng bị vàng da. Mức độ da vàng đậm hơn bình thường.
  • Vàng da bệnh lý lâu khỏi hơn, có thể kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non.
  • Lượng Bilirubin trong máu tăng vượt quá mức bình thường.
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường như: sốt, co giật, bỏ bú hoặc ngủ li bì,…

Khi bị vàng da bệnh lý, toàn thân của trẻ kể cả lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc đều có màu vàng đậm

Sau hơn 10 ngày nhưng hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh vẫn không giảm bớt mà còn xuất hiện các biểu hiện bất thường khác. Lúc này, bố mẹ cần chủ động đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị kịp thời.

Làm thế nào để phát hiện vàng da?

Phụ huynh cần theo dõi vàng da ở trẻ dưới ánh sáng mặt trời hằng ngày. Dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, dưới rốn, đùi, cẳng chân, bàn chân, bàn tay… của trẻ để xác định trẻ bị vàng da. Một số em bé da đỏ sẽ khó thấy, nên khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn, đây là cách nhận biết vàng da dễ nhất mà phụ huynh có thể lưu ý để theo dõi trẻ.

Vàng da được chia thành 2 mức độ:

– Nhẹ: Da hơi vàng ở mặt, thân mình, trẻ vẫn bú tốt.

– Nặng: Da vàng sậm, lan xuống tay, chân; trẻ bú kém, bỏ bú; hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.

Trẻ sơ sinh nào dễ mắc bệnh vàng da

Các trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh vàng da cao hơn bình thường đó là:

  • Trẻ sinh non trước 36 tuần tuổi dễ bị mắc bệnh hơn. Do gan không có khả năng lọc thải Bilirubin nhanh như trẻ sinh đủ tháng.
  • Trẻ bị bầm tím trong quá trình sinh nở tự nhiên hoặc sinh mổ. Điều này làm cho lượng Bilirubin trong máu vượt quá mức bình thường do sự phân hủy của các tế bào máu.
  • Có thể do dị ứng sữa mẹ hoặc trong sữa mẹ có quá nhiều vitamin A. Tuy nhiên, sữa mẹ mang nhiều kháng thể, làm tăng sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh tật. Vì vậy, mẹ nên cho con bú ngay khi vừa sinh.

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị vàng da

Bố mẹ không nên coi thường hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da. Bởi vì, hiện tượng này có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm sau:

Vàng da nhân: Là một biến chứng xảy ra khi lượng Bilirubin vượt quá giới hạn cho phép khiến gan không lọc thải kịp. Do đó, Bilirubin dễ bị thấm vào não gây vàng da nhân ở trẻ sơ sinh. Biến chứng này gây tổn thương não bộ và không thể phục hồi được. Đây là tình trạng vô cùng độc hại đối với tế bào não. Các mẹ có thể nhận biết tình trạng này ở trẻ bị vàng da thông qua các biểu hiện như: trẻ ngủ li bì, bỏ bú, sốt cao,…

Việc xác định sớm trẻ bị vàng da bệnh lý để điều trị trước 7 ngày sau sinh là rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tổn thương não.

Vàng da nhân là một biến chứng rất nguy hiểm gây tổn thương não bộ và không thể phục hồi được

Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, các mẹ có thể nhận biết bằng mắt thường. Đối với những đứa trẻ có da đỏ hồng hoặc đen thì khó nhận biết hơn. Lúc này, mẹ có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ lên da của bé và giữ khoảng vài giây rồi bỏ ta, nếu vết ấn có màu vàng rõ thì có thể trẻ đang bị vàng da. Do đó, mẹ nên quan sát màu da của bé mỗi ngày kịp thời phát hiện, có hướng xử lý sớm.

Điều trị trẻ vàng da

Một nghiên cứu của khoa sơ sinh Bệnh viện nhi Trung ương năm 2000 trên 145 trường hợp vàng da nặng phải thay máu cho thấy: tỉ lệ cứu sống nhờ thay máu là 98 %, nhưng tỉ lệ trẻ bị di chứng thần kinh như chậm phát triển tinh thần vận động, bị điếc ở nhóm có nồng độ bilirubin trước thay máu >45 mg/dl vẫn là 33,5%. Trong những năm gần đây, tỉ lệ này đã giảm nhiều nhờ phát hiện và điều trị sớm bằng chiếu đèn cho trẻ bị vàng da bệnh lý.

Có 2 phương pháp chính để điều trị trẻ vàng da. Đó là dùng thuốc, chiếu đèn, và thay máu. Tùy từng trường hợp, có thể phải phối hợp cả 2 phương pháp để điều trị cho 1 trẻ bị vàng da nặng.

Chiếu đèn

Chiếu đèn: là liệu pháp ánh sáng được sử dụng rộng rãi trong điều trị trẻ vàng da rất hiệu quả.

Bilirubin trong máu là tinh thể có màu vàng, có khả năng hấp thụ ánh sáng (loại ánh sáng phổ lạnh, chiếu qua da). Dưới tác động của ánh sáng bilirubin sẽ được chuyển thành một hợp chất dễ hoà tan trong nước và nhanh chóng được đào thải ra khỏi cơ thể qua phân và nước tiểu. Chiếu đèn rất an toàn (nếu được bảo vệ che kín mắt), dễ thực hiện, trẻ vẫn được bú mẹ khi phải chiếu đèn. Có nhiều loại đèn chiếu phù hợp cho từng đối tượng vàng da cần chiếu đèn: đèn dạng nôi (trẻ nằm trực tiếp lên trên, dạng đèn kép chiếu trên dưới (dùng trong các trường hợp cần chiếu đèn tích cực), đèn dạng chăn, túi quấn quanh người trẻ (rất thuận tiện cho mẹ khi chăm sóc bé: vừa bế lên được để cho bú, vừa chiếu đèn)

Thay máu

Thay máu là biện pháp cuối cùng trong điều trị trẻ vàng da nặng khi chiếu đèn không hiệu qủa hay trẻ bị vàng da nặng đến muộn, có nồng độ bilirubin trong máu quá cao. Khi thay máu ta có thể lấy được nhanh bilirubin đang lưu hành trong lòng mạch, dẫn đến giảm bilirubin trong máu và nhờ đó cũng giảm được bilirubin ở ngoài tổ chức.

Hiện nay, nhờ các tiến bộ về khoa học nên việc thay máu không những được thực hiện sau sinh mà còn ngay cả khi đứa trẻ chưa được sinh ra đời (những trường hợp vàng da tan máu do bất đồng Rh) đã giúp mang lại hạnh phúc cho nhiều gia định hiếm muộn.

Bằng thay máu ta có thể nhanh chóng lấy được nhiều bilirubin khỏi lòng mạch. Nhưng rất khó xác định được liệu đã có bao nhiêu bilirubin đã xâm nhập vào não và gây tổn thương tế bào não. Chính vì thế để tránh bị tổn thương não do tăng bilirubin máu, các nhà chuyên môn không những cần tiên lượng trước các trường hợp sẽ bị vàng da nặng, để hướng dẫn cho gia đình cách theo dõi sau khi cho trẻ xuất viện như: mẹ-con bị bất đồng nhóm máu, trẻ đẻ ngạt, đẻ non, nhiễm trùng sau đẻ, mẹ dùng thuốc kích sinh… mà còn phải biết cách phát hiện sớm các trường hợp vàng da quá mức để trẻ được chiếu đèn kịp thời.

Lưu ý

Phơi trẻ dưới nắng vào buổi sáng không giúp điều trị vàng da bệnh lý vì cường độ ánh sáng của nắng sớm quá yếu và trẻ cũng không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.

Khi nào bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khám?

– Da của bé ngày càng bị vàng nhiều hơn

– Màu vàng ở mặt, mắt đã lan đến bụng, cánh tay hoặc chân của trẻ

– Em bé trở nên chậm chạp, khó thức dậy

– Bạn không thể cho bé ăn hoặc bú tốt, hoặc bé rất kén chọn ăn uống

– Bé bị sốt hoặc khóc thét

Phòng ngừa vàng da sơ sinh

Không có cách nào để ngăn ngừa bệnh vàng da sơ sinh. Trong thời gian mang thai, mẹ có thể kiểm tra nhóm máu của mẹ và ông xã. Sau khi sinh, nhóm máu của bé sẽ được kiểm tra nếu cần thiết để loại trừ khả năng không tương thích nhóm máu có thể dẫn đến vàng da sơ sinh. Nếu bé bị vàng da, có nhiều cách mẹ có thể ngăn ngừa chứng bệnh này trở nên trầm trọng hơn, như:

  • Đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ. Cho bé bú 8 đến 12 lần một ngày trong vài ngày đầu đảm bảo rằng em bé không bị mất nước, giúp bilirubin thải ra nhanh hơn.
  • Nếu mẹ không thể cho con bú sữa mẹ vì chưa có sữa kịp thời, có thể chọn sữa công thức cho bé bú mỗi 2 đến 3 giờ trong tuần đầu tiên. Trẻ sơ sinh non tháng hoặc nhỏ hơn có thể uống ít sữa bột hơn. Nên tư vấn với bác sĩ, nếu mẹ quan tâm đến việc bé đang dùng quá ít hoặc quá nhiều sữa công thức hoặc nếu trẻ không thức dậy ít nhất 8 lần trong 24 giờ.

Việc chăm sóc trẻ vàng da sơ sinh tại nhà rất cần sự theo dõi sát của mẹ, và nếu có điều gì khiến mẹ cảm thấy lo lắng, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến các bệnh viện hoặc các phòng khám để được các bác sĩ tư vấn thêm về vấn đề của bé yêu nhà mình, mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký để nhận thông tin mới nhất

Tham gia với hơn 6000 + người đăng ký khác để có thể nhận những thông tin mới nhất cũng như các giảm giá đặc quyền dành cho các bạn

Địa chỉ

50/48 đường 59, P. 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Liên hệ

0971344470

[email protected]

Tư vấn mẫu đầm

Moshi là chuỗi cung ứng về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và các dịch vụ tiện ích xung quanh các sản phẩm đó

Chấp nhận thanh toán :

© 2023 – Bản quyền thuộc về Moshi

X
Add to cart