Con bị rụng tóc là do mẹ chăm con không đúng

Một số bé khi sinh ra đã có rất nhiều tóc, nhưng một số lại “trọc lốc”. Trẻ ít tóc hay rụng tóc ở trẻ sơ sơ sinh là hoàn toàn bình thường, nhưng lại khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng. Bởi các bậc phụ huynh nghĩ rằng đó là dấu hiệu của bệnh còi xương, thiếu canxi, thiếu vitamin, tuy nhiên điều này chưa hẳn đã đúng. Cha mẹ hãy tìm hiểu để thấy rõ tại sao và cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhé.

Các trường hợp trẻ sơ sinh bị rụng tóc

Trong vòng 1 năm đầu đời đặc biệt từ 1 – 6 tháng tuổi, hiện tượng rụng tóc ở trẻ nhỏ diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, các dạng rụng tóc sẽ khác nhau.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp

Theo đúng cấu tạo bình thường, trẻ sơ sinh có hai phần thóp trước và thóp sau. Và theo dõi sẽ thấy trẻ sơ sinh thường bị rụng tóc vùng này.

Rụng tóc ở thóp là hoạt động sinh lý phát triển bình thường của cơ thể. Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả bé gái và trai.

Bởi tóc máu mọc ở thóp hình thành từ khi thai nhi 24 tuần tuổi khi chào đời theo thời gian rụng dần để mọc tóc mới chắc khỏe ổn định hơn.

Trong vòng 3 tháng đầu, phụ huynh không nên cắt tóc máu để thóp của trẻ được giữ ấm, bảo vệ tốt.

Bé bị rụng tóc từng mảng

Trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng tóc rụng thành từng khoảng nhỏ loang lổ trên đầu thì bạn cần hết sức lưu tâm về mặt sức khỏe.

Thông thường sự thiếu hụt nghiêm trọng về dinh dưỡng đặc biệt vitamin D, canxi khiến trẻ từ 1 – 6 tuổi bị rụng tóc thành mảng.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán

Ngay khi thai nhi phát triển trong bụng mẹ đã hình thành những sợi tóc. Khi ra đời, hormone của mẹ không còn sẽ khiến tóc trước trán rụng dần.

Hiện tượng này thường chấm dứt hẳn khi trẻ từ 7 tháng trở lên. Một số trẻ cơ địa, dinh dưỡng khác thời gian bị rụng tóc lâu hơn.

Sau 1 tuổi, trẻ vẫn bị rụng tóc nhiều ở trán cần thận trọng để ý sức khỏe của bé

Tuy nhiên, nếu rụng tóc quá lâu từ 11 tháng trở lên, tóc mọc lại không nhiều thì nên xem xét kiểm tra sức khỏe cho bé.

Bên cạnh đó, có những trường hợp trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở trán là do di truyền bệnh hói đầu trực tiếp từ bố mẹ hoặc người thân.

Trẻ em bị rụng tóc trên đỉnh đầu

Trẻ từ 3 – 6 tháng bị rụng tóc lộ rõ phần đỉnh đầu phụ huynh cần theo dõi thêm và không nên quá hoang mang.

Bởi ở độ tuổi này, lượng hormone kích thích mọc tóc còn hạn chế nên dẫn tới mất cân bằng giữa tóc rụng và tóc mọc lại.

Sau 6 tháng, trẻ ăn dặm tiếp xúc với nhiều món ăn thì ba mẹ nên bổ sung nhiều nhóm dưỡng chất cho bé để tạo điều kiện tóc mọc nhanh hơn.

Bé bị rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn là tình trạng tóc khó mọc lại, hoặc mọc ít tạo thành vùng thưa, lộ rõ da đầu theo hình vành khăn ở phía sau gáy.

Thông thường, rụng tóc vành khăn xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng. Do đó, các bé sơ sinh, 9 tháng, 10 tháng, … rụng tóc vành khăn không cần quá lo ngại.

Hiện tượng rụng tóc vành khăn

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có nguy hiểm không?

Theo nhận định từ bác sĩ chuyên khoa nhi: Hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc không quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể khắc phục được.

Trong giai đoạn những năm đầu đời của trẻ ( 1 – 3 tuổi), tóc máu mọc từ trong bụng mẹ sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng sợi tóc chắc khỏe hơn.

Đây là quy luật tất yếu của tóc. Nhưng do quá trình tóc mọc lại chậm nên mất cân xứng với tóc rụng tạo vùng trống trên da đầu.

Không nhiều nhưng vẫn có những trường hợp trẻ rụng tóc là dấu hiệu bên ngoài của bệnh lý, thiếu dinh dưỡng.

Do đó, để chắc chắn sức khỏe của trẻ được đảm bảo, bạn nên đi khám định kì, kiểm tra dinh dưỡng thường xuyên cho trẻ sơ sinh.

Rụng tóc kèm ngứa đỏ, bong tróc có thể là dấu hiệu của bệnh lý da đầu

Điều này cũng vô cùng tốt để theo dõi quá trình phát triển của trẻ để có phương pháp điều chỉnh phát triển phù hợp nhất.

Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân rụng tóc do sinh lý

Những nguyên nhân rụng tóc ở trẻ sơ sinh xuất phát từ sinh lý có thể kể đến như:

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc máu

Tóc máu là tóc đã có từ khi trẻ mới chào đời,  tóc này sẽ dần rụng đi và thay vào đó là tóc mới khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh bị rụng tóc thành từng mảng, có thể rụng ở trước trán, đỉnh đầu, sau gáy. Đây là hiện tượng tự nhiên vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ rụng tóc do tư thế nằm

Trẻ nằm một tư thế quá lâu hoặc nằm không đúng cách sẽ gây áp lực lên tóc, da đầu. Điều này khiến tóc tại vị trí bị tì đè yếu dần, dễ rụng. Trường hợp thường gặp nhất do nguyên nhân này là trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn.

Do chế độ dinh dưỡng

Thiếu vitamin và khoáng chất cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp khiến tóc rụng ở trẻ. Trong đó, tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh có thể do thiếu vitamin H, vitamin D, canxi, kẽm, sắt…

Ngoài ra, việc dưỡng chất cung cấp không đủ dẫn đến trẻ bị thiếu máu vừa làm tóc rụng vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Do tiếp xúc với hóa chất

Tóc của trẻ rất mong manh, việc tiếp xúc với các hóa chất mạnh sẽ khiến tóc bị tổn thương, gãy rụng.

Nguyên nhân rụng tóc do bệnh lý

Những nguyên nhân rụng tóc ở trẻ sơ sinh xuất phát từ bệnh lý có thể kể đến như:

Rụng tóc do viêm, nấm da đầu

Vi khuẩn, nấm làm tổn thương da đầu, teo nhỏ chân tóc từ đó khiến tóc gãy rụng. Hắc lào trên da đầu cũng dễ dàng để lại các thương tổn, khiến tóc rụng và khó phục hồi.

Rụng tóc do nội tiết tố

Nội tiết tố có thể ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của tóc. Khi nội tiết tố bị suy yếu, rối loạn sẽ khiến tóc khô, cứng và rụng nhiều. Tuy vậy, đây là nguyên nhân thường gặp và không nguy hại.

Tóm lại, bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên chưa thể khẳng định chắc chắn trẻ sơ sinh bị rụng tóc có nguy hiểm không. Tốt nhất, cha mẹ nên theo dõi các biểu hiện khác biệt của trẻ và đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để nhận sự hỗ trợ từ phía chuyên gia.

Cách khắc phục rụng tóc ở trẻ sơ sinh

Đối tượng trẻ sơ sinh không giống người lớn nên trước khi quyết định trị rụng tóc bằng phương pháp nào cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra.

Căn cứ theo đó để khắc phục rụng tóc ở trẻ phù hợp, hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Một số cách chữa và phòng chống rụng tóc ở trẻ sơ sinh hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng là:

Cố gắng cho trẻ ngủ nhiều, ngủ đủ giấc

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện đồng thời giảm rụng tóc.

Lý giải từ chuyên gia, khi ngủ một loại hormone tăng trưởng testosterone sản sinh mạnh giúp mọc tóc, phát triển chiều cao cho bé.

Ngủ đủ giấc sẽ tốt cho sự phát triển của trẻ

Vì vậy, độ tuổi của trẻ tỉ lệ nghịch với số giờ tối thiểu trẻ cần ngủ. Theo đó, trẻ sơ sinh ngủ càng nhiều càng tốt.

Dùng các loại gối chất liệu mềm

Nhiều bậc phụ huynh không để tâm nhưng chất liệu gối đầu cho trẻ cũng là tác nhân ngoại vi ảnh hưởng tới rụng tóc.

Bạn nên chọn vải trơn, ít tạo cọ xát với da đầu khi tiếp xúc. Qua đây, tình trạng rụng tóc ở trẻ em cũng ngăn ngừa hiệu quả.

Không nên để trẻ nằm 1 vị trí thời gian dài

Trẻ sơ sinh các mô cơ cấu trúc xương vùng đầu còn non yếu nên khi nằm nhiều 1 vị trí sẽ dẫn tới méo, hõm, rụng tóc.

Trẻ sơ sinh có thể nằm nghiêng, nằm sấp nên phụ huynh không nên chỉ để bé nằm ngửa dễ rụng tóc

Thay đổi tư thế nằm cho trẻ vừa giúp bé thêm vận động các cơ, thoải mái hơn khi ngủ hơn hết giảm rụng tóc vành khăn.

Cung cấp dinh dưỡng toàn diện

Phụ huynh không nên tập trung bổ sung 1 số loại chất nhất định mà cung cấp toàn diện cho trẻ.

Bởi theo chuyên gia dinh dưỡng, bất cứ thành phần dinh dưỡng nào có trong thực phẩm cũng mang những tác dụng nhất định với cơ thể con người.

Do vậy, muốn phát triển toàn diện, khỏe mạnh, không bị rụng tóc cần được ăn uống đủ dinh dưỡng từ rau xanh tới thịt cá, …

Hạn chế dùng dầu gội hóa chất cho trẻ sơ sinh

Thời đại hiện nay, nhiều phụ huynh chọn sử dụng những loại sản phẩm dầu gội cho bé ngay từ khi sinh ra.

Tuy điều này có thể nhưng ít nhiều chất tạo bọt, làm sạch trong dầu gội ảnh hưởng tiêu cực tới tóc và da đầu.

Vì vậy, trong vòng 3 tháng đầu bạn nên chọn dùng một số nguyên liệu tự nhiên để gội đầu và tắm cho trẻ sẽ tốt, giảm rụng tóc đáng kể.

Nên tắm gội cho trẻ từ những loại nguyên liệu tự nhiên

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên hiện tượng rụng tóc nhiều giảm dần và biến mất hẳn.

Lúc này, phụ huynh thấy bé bị rụng tóc thành mảng không thấy mọc tóc lại thì nguy cơ cao bị thiếu máu hoặc mắc bệnh lý về hệ thống miễn dịch.

Một số khác rụng tóc kèm theo ra nhiều mồ hôi khi ngủ, dễ tỉnh giấc, giật mình quấy đêm dấu hiệu của bệnh còi xương.

Khi đó, cần thiết phụ huynh đưa trẻ nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra chính xác và có giải pháp điều trị dứt điểm.

Lưu ý khi chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh

Dùng dầu gội đầu dành riêng cho trẻ

Theo các chuyên gia, da đầu và tóc trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy cần gội đầu cho trẻ với dầu gội đầu dành riêng cho trẻ sơ sinh.

  • Cha mẹ nên cẩn thận chọn loại dầu gội đầu phù hợp với tóc trẻ. Khi gội đầu cần nhẹ nhàng xoa một ít dầu lên tóc bé (tránh làm dầu gội đầu vào mắt và làm bé bị cay mắt). Khi làm sạch tóc, cần xoa nhẹ nhàng, không quá nhanh để tránh tóc bị gãy rụng.
  • Cha mẹ nên lưu ý tìm các loại dầu gội cho trẻ sơ sinh có tính năng dưỡng ẩm hoặc các sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên như tinh dầu dừa, ô-liu hoặc tinh dầu bơ để dưỡng ẩm cho bé, tránh tóc khô và gãy rụng.

Việc tắm nắng mỗi sáng sớm

  • Tắm nắng mỗi sáng sớm đem lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh như giúp bé cứng cáp, tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ chuyển hóa canxi, ngăn ngừa tình trạng còi xương, thiếu canxi, vàng da.
  • Tuy nhiên, nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt, nhiệt độ cao và không nên tắm nắng qua cửa kính vì có thể làm tóc trẻ dễ bị khô, gãy rụng và còn làm trẻ bị ốm.

Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ không chỉ cung cấp năng lượng mà còn chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Sữa mẹ cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể trẻ chống lại bệnh tật. Vì vậy trẻ sơ sinh cần được bú mẹ để tránh thiếu hụt các vitamin, khoáng chất cần thiết gây rụng tóc.

Khi trẻ đã lớn, các bữa ăn dặm của trẻ cần đầy đủ

Khi trẻ đến độ tuổi ăn dặm, cha mẹ nên chú ý bổ xung dinh dưỡng cho bé qua bữa ăn dặm:

  • Bữa ăn dặm của bé cần đầy đủ, phong phú, bổ dưỡng và chứa nhiều rau, quả để bổ sung nguồn canxi, vitamin.
  • Ở độ tuổi ăn dặm, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng lớn hơn, do đó, bữa ăn dặm cần hỗ trợ tốt cho nhu cầu dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi.

Hy vọng qua bài viết, cha mẹ sẽ phần nào hiểu được những thông tin cơ bản về tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán. Dù là hiện tượng sinh lý bình thường không nguy hiểm, nhưng cha mẹ cũng nên có cách chăm sóc tóc và chế độ dinh dưỡng để con nhanh mọc tóc trở lại, đồng thời không bị các vấn đề về da đầu và tóc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký để nhận thông tin mới nhất

Tham gia với hơn 6000 + người đăng ký khác để có thể nhận những thông tin mới nhất cũng như các giảm giá đặc quyền dành cho các bạn

Địa chỉ

50/48 đường 59, P. 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Liên hệ

0971344470

[email protected]

Tư vấn mẫu đầm

Moshi là chuỗi cung ứng về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và các dịch vụ tiện ích xung quanh các sản phẩm đó

Chấp nhận thanh toán :

© 2023 – Bản quyền thuộc về Moshi

X
Add to cart